Ngành được đào tạo để có thể
– Tham gia vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế quy trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất;
– Phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
– Sử dụng các phần mềm chuyên ngành thành thạo để thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, lập trình điều khiển…; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử, điện công nghiệp, tự động hóa sản xuất; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu của hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
– Phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử;